Vốn Lưu Động Working Capital Là Gì?

Để có thể điều hành và duy trì một doanh nghiệp, một công ty thì vai trò của của vốn lưu động là vô cùng quan trọng. Người chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về vốn lưu động để vận hành mọi hoạt động của công ty một cách trơn tru nhất. Vậy thì working capital là gì?

Vốn lưu động – working capital là gì?

Vốn lưu động hay còn gọi là working capital (WC) là một thuật ngữ được dùng như một thước đo tài chính. Nó đại diện cho thanh khoản vận hành sẵn có của một công ty, doanh nghiệp, tổ chức của tư nhân hay nhà nước. Nói cách khác, vốn lưu động là số vốn mà doanh nghiệp phải đứng ra tạm ứng để có thể tiếp tục thực hiện các hoạt động kinh doanh. 

Vốn lưu động thường được coi như một phần trong vốn hoạt động. Nó được tính bằng tài sản hiện tại trừ đi số nợ ngắn hạn. Nếu kết quả của phép trừ là một số âm thì chứng tỏ công ty, doanh nghiệp hay tổ chức đó bị thâm hụt vốn lưu động. Việc tính toán vốn lưu động giúp cho người chủ doanh nghiệp xác định được rằng doanh nghiệp của mình có thể đáp ứng và thực hiện được các hoạt động, chi trả các chi phí sắp tới hay không. 

Vốn lưu động – working capital là gì?

Phân loại vốn lưu động

Vốn lưu động được tồn tại dưới rất nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy mà có rất nhiều cách phân loại vốn lưu động.

Theo vai trò 

Dựa vào vai trò của vốn lưu động, có thể phân chúng ra thành 2 loại chính:

  • Trong khâu dự trữ sản xuất: nguyên vật liệu, công cụ, phụ tùng, máy móc,…
  • Trong khâu sản xuất: các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,…
  • Trong lưu thông: tiền, giá trị thành phẩm, khoản thế chấp,…

Theo hình thái biểu hiện

Dựa theo hình thái biểu hiện, có thể phân vốn lưu động ra làm hai loại chính như sau:

  • Vốn vật tư, hàng hóa: nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm,…
  • Vốn bằng tiền: tiền gửi ngân hàng, khoản đầu tư chứng khoán,…

Theo quan hệ sở hữu

Có thể dựa vào quan hệ sở hữu để phân loại vốn lưu động ra thành hai loại chính như sau:

  • Vốn chủ sở hữu: loại vốn mà doanh nghiệp có toàn quyền sử dụng như nguồn tiền cá nhân, ngân sách nhà nước,…
  • Các khoản nợ. được tạo ra từ các khoản vay như vốn vay ngân hàng thương mại, phát hành trái phiếu,…

Theo quan hệ sở hữu

Theo nguồn hình thành

Có năm loại vốn lưu động khác nhau được phân loại dựa vào nguồn gốc hình thành của chính loại vốn đó. Cụ thể:

  • Vốn điều lệ
  • Vốn tự bổ sung
  • Vốn liên doanh, liên kết
  • Vốn đi vay
  • Vốn huy động

Theo thời gian huy động và sử dụng vốn

Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn lưu động, ta có thể phân loại chúng thành hai loại sau:

  • Vốn lưu động tạm thời: phát sinh trong quá trình kinh doanh như các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng.
  • Vốn lưu động thường xuyên: có tính chất ổn định.

Theo thời gian huy động và sử dụng vốn

Cách tính vốn lưu động

Sau khi đã nắm được working capital là gì thì vấn đề tiếp theo cần được làm rõ đó chính là cách tính vốn lưu động. Như đã đề cập ở trên, việc tính toán vốn lưu động sẽ giúp doanh nghiệp xác định được khả năng thực hiện các hoạt động sắp tới và thời gian cụ thể để thực hiện. Vốn lưu động nhiều hay ít ảnh hưởng đến việc đánh giá sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp. Vậy cách tính working capital là gì?

Công thức chung để tính vốn lưu động là: Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn. Trong đó:

  • Tài sản ngắn hạn là tài sản mà doanh nghiệp có quyền chuyển đổi sang tiền mặt trong vòng 1 năm. Tài sản ngắn hạn thường nằm trong bảng cân đối kế toán của công ty, doanh nghiệp
  • Nợ ngắn hạn là khoản nợ cần phải bắt buộc thanh toán trong vòng 1 năm. Nợ ngắn hạn cũng được thể hiện trong bảng cân đối kế toán của công ty, doanh nghiệp. 

Trong trường hợp tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn thì chứng tỏ vốn lưu động đang bị thiếu hụt. Đây là dấu hiệu cho thấy công ty đang trên đà lâm vào cảnh vỡ nợ. Do đó để thoát khỏi tình trạng này, công ty cần có những nguồn tài chính dài hạn khác. 

Cách tính vốn lưu động – working capital là gì?

Trên đây là những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về vấn đề vốn lưu động – working capital là gì. Hy vọng với bài viết này, bạn đọc sẽ nắm được những kiến thức hữu ích nhất và có cho mình những lựa chọn đầu tư hiệu quả. 

Viết một bình luận