ROA Là Gì? Những Điều Bạn Chưa Biết Về ROA

Đối với người làm quản lý hoạt động kinh doanh khi thực hiện phân tích khả năng sinh lời khái quát thì đều quan tâm đến ROA. Đây là việc làm bắt buộc bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp của bạn. Vậy ROA là gì? Ý nghĩa của ROA đối với doanh nghiệp ra sao? Chỉ số ROA bao nhiêu thì được coi là tín hiệu tốt,…Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

roa là gì
ROA là gì?

ROA là gì? Chỉ số ROA nói lên điều gì?

ROA (Return On Assets) là tỷ số lợi nhuận trên giá trị tài sản hoặc hệ số sinh lời ròng dựa trên vốn kinh doanh. Tức là đo lượng mức sinh lời nhuận của doanh nghiệp so với tài sản của nó. 

Return On Assets – lợi nhuận trên giá trị tài sản

Dựa trên chỉ số ROA này thì bạn sẽ biết được doanh nghiệp dùng tài sản để thực hiện kiếm lời có hiệu quả hay không. Đối với giới chuyên môn thì họ không còn lạ ROA là gì mà họ coi nó như con số biết nói của bất kỳ một doanh nghiệp nào. 

Ý nghĩa của ROA là gì đối với doanh nghiệp? Cách tính chỉ số ROA chuẩn

Sau khi đã hiểu được định nghĩa về ROA là gì thì bạn cần biết ý nghĩa và cách tính chính xác mới có thể đánh giá hiệu quả doanh nghiệp. Cụ thể

Ý nghĩa của ROA đối với doanh nghiệp

Tài sản của doanh nghiệp được hình thành chính nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay dưới mọi hình thức. Tất cả hoạt động của doanh nghiệp được sự hiện dựa vào 2 nguồn vốn này. Thước đo ROA hiệu quả khi doanh nghiệp chuyển hóa số vốn tiêu thụ ban đầu thành dòng lợi nhuận. Chỉ số ROA cao chứng tỏ khả năng dùng vốn ban đầu có hiệu quả và ngược lại.

ROA dùng để đánh giá mức độ hiệu quả của doanh nghiệp

Ngoài ra, những doanh nghiệp cổ phần thì ROA còn dùng để so sánh. ROA càng cao thì cổ phiếu của doanh nghiệp đó càng đắt và được thị trường ưa chuộng hơn. Những người đầu tư sẽ tìm hiểu cả chỉ số đó trước khi quyết định đầu tư.

Cách tính chỉ số ROA chính xác

Công thức chuẩn tính chỉ số ROA = Lợi nhuận lãi ròng (lợi nhuận sau thuế) dành cho cổ đông thường/Tổng vốn của doanh nghiệp.

Chỉ số ROA bao nhiêu thì được coi là tín hiệu tốt?

Mặc dù chỉ số ROA không được quan tâm nhiều bằng chỉ số ROE nhưng vẫn rất quan trọng và quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Chỉ số ROA phải từ 7.5% trở lên mới được coi là tín hiệu tốt dựa trên bảng tiêu chuẩn quốc tế.

Tuy nhiên, chỉ số ROA cần phải được theo dõi trong ít nhất 3 năm liên tục mới nói lên được nhiều điều. Và đặc biệt, các doanh nghiệp được giới đầu tư đánh giá tốt là phải đạt chỉ số ROA trên 10%/năm trong 3 năm liên tục.

Ví dụ thực tế về chỉ số ROA

Dưới đây là minh họa cụ thể về chỉ số ROA cho doanh nghiệp. Cụ thể:

Doanh nghiệp A có vốn chủ sở hữu là 5.000.000 USD và lợi nhuận ròng 1.500.000 USD. Như vậy, ROA của doanh nghiệp A = 1.500.000/5.000.000 là 30%. 

Cùng đó, doanh nghiệp B cũng có lợi nhuận ròng là 1.500.000 USD trên tổng 6.000.000 USD. Lúc này chỉ số ROA doanh nghiệp B = 1.500.000/6.000.000 là 25%.

Khi làm phép so sánh về hiệu quả doanh nghiệp thì có thể thấy rõ là doanh nghiệp A hiệu quả hơn. Dựa vào ví dụ trên đây thì chắc chắn bạn cũng đã hiểu chính xác chỉ số ROA là gì và nó ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào.

Những lưu ý về chỉ số ROA

Như đã chia sẻ ở trên, chỉ số ROA trong các lĩnh vực kinh doanh là khác nhau. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán thì con số ROA phải được tính chính xác. Điều này đồng nghĩa với việc các chỉ số tài chính riêng lẻ cũng được tính chính xác và không được phép thần thành hóa.

Tất cả mọi chỉ số trong tài chính, chứng khoán đều có thể phản tài chính. Nếu các chủ đầu tư muốn đưa ra quyết định chính xác thì cần tích lũy cho mình những kiến thức chính xác. Đây là con đường quyết định đến thắng lợi cuối cùng.

Bài viết trên đây vừa chia sẻ chi tết ROA là gì và những thông tin liên quan đến ROA là gì. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức liên quan đến kinh doanh doanh nghiệp.

Viết một bình luận