SWOT Là Gì? Ý Nghĩa Của Mô Hình SWOT?

Không chỉ trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần xây dựng nên mô hình SWOT riêng để phù hợp với đặc tính doanh nghiệp. Vậy bạn đã biết mô hình SWOT là gì và tại sao cần xây dựng mô hình này chưa? Bài viết sau sẽ giải đáp “tất tần tật” cho bạn nhé.

Mô hình SWOT là gì?

SWOT là mô hình phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là tập hợp viết tắt các chữ cái đầu tiên trong tiếng Anh của 4 yếu tố Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức).

swot là gì
Mô hình SWOT là căn cứ để doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh của mình

Trong đó, Strengths và Weaknesses đại diện cho những yếu tố trong nội bộ của doanh nghiệp. Đây là những yếu tố mà bạn có thể kiểm soát, điều chỉnh được. Còn Opportunities và Threats lại là những yếu tố đến từ sự tác động của bên ngoài. Ví dụ như xu hướng thị trường, giá nhập khẩu, đối thủ cạnh tranh, nhu cầu khách hàng… Doanh nghiệp không thể tự kiểm soát được các yếu tố này mà cần thường xuyên nghiên cứu để nắm bắt được một cách kịp thời nhất!

Để xây dựng nên mô hình SWOT, bạn cần tập hợp nhiều nhóm người từ nhiều lĩnh vực khác nhau để cùng tổng hợp ý kiến. Bởi mô hình SWOT là tổng hợp tất cả thông tin để tạo nên một chiến lược kinh doanh cụ thể. Do đó, bạn cần tiến hành từng bước, tổng hợp các nguồn thông tin và cho ra kết luận cuối cùng phù hợp nhất. Vậy cụ thể thì các yếu tố trong mô hình SWOT là gì?

Ý nghĩa các yếu tố trong mô hình SWOT

Như đã biết, mô hình SWOT được xây dựng dựa trên 4 yếu tố. Và việc phân tích mô hình này cũng phải dựa trên việc phân tách từng yếu tố để có cái nhìn tổng thể hơn.

Strengths (điểm mạnh)

Trong mô hình SWOT, đầu tiên bạn cần phải xác định được điểm mạnh của mình. Đây là yếu tố dễ kiểm soát nhất và cũng là yếu tố giúp định hình thế mạnh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Các điểm mạnh này bao gồm:

  • Điểm mạnh về con người: Trình độ chuyên môn, các kỹ năng của nhân viên, năng lực làm việc toàn hệ thống, các mối quan hệ,…
  • Điểm mạnh về vật chất: cơ sở hạ tầng, tài sản doanh nghiệp đang sở hữu, kỹ thuật…
  • Điểm mạnh khác: Quy chế đãi ngộ, thể chế công ty, quy trình làm việc, lợi thế so với đối thủ.

Sau khi phân tích điểm mạnh trong mô hình SWOT là gì, doanh nghiệp cần lên kế hoạch phát triển điểm mạnh sẵn có và xây dựng những thế mạnh chưa có.

Weaknesses (điểm yếu)

Điểm yếu của doanh nghiệp có thể nằm trong nhiều khía cạnh. Ví dụ như sự hạn chế về các mối quan hệ, định hướng kinh doanh không rõ ràng, quy trình đào tạo lỏng lẻo, kỹ năng nghề nghiệp của nhân viên chưa cao… Theo đó, bạn cần nhìn nhận đúng điểm yếu và khắc phục bằng cách đặt ra câu hỏi rồi giải quyết chúng.

  • Trước mắt doanh nghiệp cần khắc phục những gì để hoạt động tài chính tốt hơn?
  • Những quy trình nào cần ưu tiên cải thiện?
  • Làm thế nào để khắc phục những nhược điểm tồn tại trong yếu tố con người?
  • Liệu hướng đi hiện tại của doanh nghiệp đã đúng hay chưa?

Nhờ việc đặt câu hỏi và giải quyết từng vấn đề. Các doanh nghiệp sẽ đưa ra được phương hướng cụ thể cần làm sắp tới. Không gì quan trọng hơn việc định hình hướng đi cả phải không nào?

phân tích mô hình SWOT
Việc phân tích từng yếu tố trong SWOT sẽ giúp bạn có định hướng cụ thể

Opportunities (cơ hội)

Yếu tố mang tính “vận may” nhất trong mô hình SWOT là gì? Đó chính là cơ hội. Đây là yếu tố trước hết doanh nghiệp cần xem xét khi tiến hành phân tích thị trường. Cơ hội ở đây có thể hiểu là những yếu tố bên ngoài mang tính tích cực. Tuy nó không thể kiểm soát được nhưng nếu vận dụng tốt, bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn. Một số yếu tố cơ hội có thể kể đến là:

  • Các xu hướng xã hội triển vọng phù hợp với mặt hàng đang kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Nền kinh tế phát triển mang tới cơ hội lớn.
  • Một dự án nào đó có thể mang đến bước “đòn bẩy” mạnh mẽ giúp công ty phát triển.
  • Nắm được các công nghệ mới. Đây là ưu thế khá lớn so với các đối thủ cạnh tranh. Bởi vậy hầu hết các doanh nghiệp đều có xu hướng “đi trước đón đầu” trong việc cập nhật công nghệ, xu thế mới.

Threats (thách thức)

Và cuối cùng, yếu tố thách thức sẽ là những trở ngại mà doanh nghiệp cần đối mặt để đưa ra giải pháp ứng biến kịp thời. Các thách thức thường gặp là biến động thị trường, sự cơ cấu lại ngành nghề, đối thủ cạnh tranh có nhiều ưu thế hơn, xu hướng thị trường thay đổi quá nhanh so với sự thích ứng của nội bộ doanh nghiệp… Những thách thức mà doanh nghiệp gặp phải là rất nhiều. Do đó, bạn cần phân tích yếu tố này một cách kỹ lưỡng để đưa ra được một mô hình SWOT hiệu quả nhé.

Sau khi hiểu được mô hình SWOT là gì thì việc còn lại của bạn là lên kế hoạch phân tích và triển khai một cách toàn diện nhất. Chúc bạn sớm xây dựng được mô hình cho doanh nghiệp mình!

Viết một bình luận