Trong các doanh nghiệp sản xuất – dịch vụ hiện nay, thuật ngữ R&D không còn quá xa lạ. Nhưng không phải ai trong chúng ta cũng biết, R&D là gì. Nếu chưa rõ về thuật ngữ này và vai trò của R&D trong doanh nghiệp. Hãy tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới đây nhé.
R&D là gì?
R&D là viết tắt của cụm từ Research & Development, được hiểu là hoạt động nghiên cứu và phát triển. Đây được xem là một khâu quan trọng giúp các công ty và tập đoàn lớn phát triển.
Hoạt động nghiên cứu và phát triển ở công ty, tập đoàn lớn có thể là các công việc như đầu tư, tiến hành mua bán, nghiên cứu công nghệ, phát triển sản phẩm… Tất cả công việc này đều chung mục đích phục vụ quá trình tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Hoạt động nghiên cứu và phát triển sẽ khám phá ra những thứ mới mẻ về sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng và thị trường.
Công ty, tập đoàn trong các lĩnh vực khác nhau thì hoạt động R&D cũng khác nhau.

Hoạt động của bộ phận R&D trong doanh nghiệp
Nghiên cứu – phát triển sản phẩm (Product R&D)
Hoạt động nghiên cứu – phát triển sản phẩm rất cần thiết trong doanh nghiệp. Nhằm tạo ra sản phẩm mới hoặc cải tiến về: thiết kế, chất liệu, tính năng… Ví dụ như Apple ra mắt smartphone mới Iphone 11 Pro Max 2019, tivi có âm thanh trung thực cùng màu sắc sống động của Samsung…
Đối với các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ như khách sạn, resort, nhà hàng… R&D là bộ phận sẽ nghiên cứu để đưa ra những dịch vụ mới, giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất như: dịch vụ phòng tắm xông hơi, dịch vụ tắm bùn…
Nghiên cứu – phát triển công nghệ (Technology R&D)
Công nghệ mới chính là cách để các doanh nghiệp, tập đoàn có thể cải tiến các sản phẩm cũ. Tạo ra các sản phẩm có chất lượng và giá thành tốt hơn. Chẳng hạn như LG có công nghệ máy giặt lồng ngang dẫn đầu xu hướng mới, P&G có công nghệ chiết xuất hương liệu cho các sản phẩm của Downy…
Việc nghiên cứu công nghệ còn bao gồm việc “tình báo công nghệ”. Nghiên cứu bí quyết của đối thủ để tạo sự đột phá cho công nghệ của doanh nghiệp mình.
Nghiên cứu – phát triển bao bì (Packaging R&D)
Đối với các ngành hàng, sản phẩm tiêu dùng nhanh như: mỳ ăn liền, sữa, thức uống đóng chai… thì việc nghiên cứu, phát triển bao bì rất được chú trọng. Bao bì càng sáng tạo, thu hút và tiện dụng thì càng dễ nhận được sự quan tâm của khách hàng. Bộ phận R&D sẽ đảm nhiệm các hoạt động như sáng tạo chất liệu, kiểu dáng bao bì mới. Hay đưa ra các phương đóng gói tối ưu nhất cho sản phẩm.
Chỉ cần một thay đổi nhỏ về kiểu dáng bao bì hoặc cách đóng gói. Thì việc thu hút khách hàng dành sự quan tâm cho sản phẩm đó, không còn quá khó khăn.

Nghiên cứu – phát triển quy trình (Process R&D)
R&D ở mảng này được coi là hoạt động nghiên cứu, phát triển nhằm cải tiến, phát triển quy trình vận hành (cho máy móc), quy trình sản xuất (cho sản phẩm), quy trình phục vụ (cho ngành dịch vụ)…
Quy trình được cải tiến sẽ giúp đem lại năng suất, hiệu quả cao hơn trong doanh nghiệp. Nếu là một đơn vị lấy dịch vụ làm sản phẩm. Thì hoạt động Process R&D sẽ đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành bại của dịch vụ đó.
Hoạt động của nhân viên R&D
Phân tích và tổng hợp
Các nhân viên thuộc bộ phận này, phải thường xuyên phân tích và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin này phải liên quan đến dự án, các mảng thị trường cần tiếp cận. Các nhân viên thuộc R&D phải nhanh chóng xác định, chắt lọc và phân tích thông tin để chuyển giao. Làm cơ sở cho các bộ phận khác.
Nghiên cứu khách hàng
Khách hàng luôn là mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Để có thể nghiên cứu thì nhân viên bộ phận R&D phải tổng hợp, tìm hiểu thông tin về khách hàng bao gồm: độ tuổi, khu vực sinh sống, thu nhập… Đây là nền tảng để triển khai chương trình CRM – Chăm sóc khách hàng.
Phân tích dữ liệu
Mỗi dự án đều có một lượng dữ liệu vô cùng lớn. Các dự án trọng điểm có nhiều lượt tương tác khách hàng. Dẫn đến có nhiều dữ liệu cần ghi chép và quản lý. Chính việc phân tích các dữ liệu này, sẽ đưa ra các cốt lõi cần thiết mà người sử dụng muốn.
Chia sẻ thông tin
Các thông tin mà R&D tiếp xúc và thu nhập. Sẽ là các báo chuyên sâu giúp chia sẻ thông tin sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng.
Tố chất cần có để làm R&D
Khả năng ngôn ngữ luôn là một lợi thế mà bạn nên có. Bên cạnh các thông tin trong nước, nhân viên R&D thường xuyên phải tiếp xúc với các tài liệu tiếng Anh có thông tin đa dạng. Hiểu được tài liệu chính là bước quan trọng để tổng hợp và phân tích khoa học.
Bộ phận R&D luôn phải tương tác, kết nối với khách hàng và nhiều bộ phận khác. Chính vì thế, việc năng động, sáng tạo sẽ giúp bạn tự chủ trong nhiều tính huống. Ngoài ra, khả năng tư duy marketing, am hiểu về thị trường và sản phẩm, dịch vụ của đối phương. Cũng là một tố chất quan trọng của nhân viên phòng R&D.
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm R&D là gì và công việc của bộ phận này trong doanh nghiệp.