Đối với các chuyên gia kinh tế, thuật ngữ “Opportunity Cost” có lẽ không còn là cụm từ còn xa lạ. Tuy nhiên, nếu đối với những người không phải là một “nhà kinh tế” thực thụ hay chỉ mới bắt đầu kinh doanh, Opportunity Cost là gì sẽ là cụm từ nhiều người thắc mắc. Sau đây sẽ là một vài thông tin về Opportunity Cost cũng như công thức tính chi phí này mà nhất định bạn không thể bỏ qua.
Opportunity Cost là gì?
Opportunity Cost là gì?
Opportunity Cost là gì là thắc mắc của không ít người. Thuật ngữ “Opportunity Cost” này được biết đến từ đầu thế kỷ XX tại Áo trong cuốn sách Theorie der gesellschaftlichen Wirtschaft của Friedrich von Wieser. Dần dần, người ta ngày càng đưa ra nhiều ý tưởng khác nhau về chi phí cơ hội bởi mọi người cho rằng thời gian “là vàng là bạc”, nên cơ hội cũng có thể tính “giá trị”.
Định nghĩa về chi phí cơ hội
Định nghĩa về chi phí cơ hội
Opportunity Cost là một cụm từ tiếng Anh, trong đó Opportunity có nghĩa là “cơ hội” và “cost” là “chi phí”. Như vậy Opportunity Cost có thể hiểu một cách đơn giản là chi phí cơ hội. Nhắc đến cụm từ “chi phí” người ta thường nghĩ ngay đến tiền hoặc một thứ vật chất nào đó mà bạn phải bỏ ra để “mua”, sở hữu một thứ khác. Đa phần hiện nay trong cuộc sống hiện đại người ta tính chi phí ra tiền.
Tuy nhiên, chi phí cơ hội có cách hiểu rộng hơn hẳn, không chỉ là vật chất mà còn có thể là những thứ vô hình khác. Và người ta cho rằng cơ hội nào cũng đều phải đánh đổi bằng một cơ hội khác cả. Theo đó, chi phí cơ hội cũng là những giá trị hay một điều gì đó bạn phải “đánh đổi” để có được cơ hội nào đó. Thứ để đánh đổi lấy cơ hội ấy có thể là tiền nhưng cũng có thể là những thứ bạn không thể cân đo, đong đếm, chẳng hạn như một cơ hội khác.
Ví dụ về chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội là sự đánh đổi
Những định nghĩa về chi phí cơ hội cơ thể khiến bạn khó hiểu. Tuy nhiên, chỉ cần tham khảo và so sánh một vài ví dụ đơn giản, bạn có thể hiểu Opportunity Cost là gì. Đơn giản như bạn thức dậy vào 7 giờ sáng, bạn có thể đi làm từ 8 giờ đến 17 giờ, gặp bạn bè, khách hàng, nói những câu chuyện thú vị hoặc bạn có thể nhàn rỗi, đi chơi cả ngày. Nếu bạn chọn đi chơi cả ngày, bạn đã đánh đổi cơ hội làm việc kia cũng trong cùng 1 khoảng thời gian như nhau.
Công thức tính chi phí cơ hội
Công thức tính chi phí cơ hội như thế nào?
Sau khi đã biết Opportunity Cost là gì, một thông tin nữa bạn cũng không thể bỏ qua chính là công thức để tính Opportunity Cost. Thực chất, tính chi phí cơ hội chính là một cách so sánh để xem cơ hội nào mang đến lợi nhuận, lợi ích nhiều hơn. Theo đó, công thức để tính chi phí chính là hiệu giữa cơ hội hấp dẫn với cơ hội được chọn. Kết quả này sẽ cho thấy giá trị của cơ hội mà doanh nghiệp lựa chọn là bao nhiêu. Cụ thể:
Bạn có một số tiền tiết kiệm 1 tỷ đồng và bạn đang có 2 ý tưởng khác nhau, một là gửi tiền ngân hàng, hai là đầu tư kinh doanh cổ phiếu. Với phương án thứ nhất, mức lãi suất bạn nhận về sau 1 năm là 7%. Trong khi phương án thứ hai có thể giúp bạn có được 20% lợi tức, cũng trong 1 năm. Và thực tế, bạn đã lựa chọn phương án thứ nhất – gửi tiền ngân hàng.
Vậy công thức tính chi phí cơ hội sẽ là 20 – 7 = 13 (%). Từ đây, bạn có thể thấy chi phí cho cơ hội gửi tiền ngân hàng không chỉ là cơ hội đầu tư kinh doanh cổ phiếu mà còn là mức lợi nhuận 13% của số tiền 100 triệu.
Trên đây là một vài thông tin về Opportunity Cost là gì và công thức để tính chi phí cơ hội mà bạn nhất định không thể bỏ qua, đặc biệt là những người kinh doanh. Bỏ túi cho mình những kiến thức về chi phí cơ hội sẽ giúp bạn có được sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp.