Chắc hẳn, dịch vụ in ấn đã quá quen thuộc với con người ở thời đại công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay. Nhắc đến việc in ấn, người ta thường nghĩ tới máy in laser, mực in hp,… Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều dịch vụ in ấn khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu của con người trong cuộc sống. Trong số đó phải kể đến in lụa. Vậy in lụa là gì? Kỹ thuật, nguyên lý hoạt động và quy trình in lụa như thế nào?
In lụa là gì?
In lụa là gì? là thắc mắc của không ít người quan tâm về dịch vụ in ấn. In lụa hay còn được gọi với một cái tên khác là in lưới. In lụa là một dạng kỹ thuật in ấn tạo ra những sản phẩm như thiệp cưới, in vải, in áo, in túi ni lông,… In lụa là cái tên quen thuộc và thông dụng do những người thợ in đặt ra khi mới hình thành kỹ thuật in.
Thuở mới hình thành kỹ thuật in lụa thì bản lưới của khuôn in được làm bằng tơ lụa. Sau này, với sự phát triển không ngừng thì khuôn in còn được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như vải bông, vải sợi, vải cotton,…
Phương pháp in lụa hoạt động theo nguyên lý một phần mực in sẽ được thấm qua lưới của khuôn in, sau đó in lên vật liệu. Ngày nay, kỹ thuật in này được sử dụng phổ biến rộng rãi và được áp dụng cho nhiều vật liệu cần in khác nhau. Ví dụ như nilong, vải, thủy tinh,… Ngoài ra, in lụa còn được sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong lĩnh vực sản xuất gạch men.
Nguyên lý hoạt động
Như chúng ta đã biết, bất kể một phương pháp kỹ thuật nào cũng sẽ có những nguyên lý hoạt động riêng. Kỹ thuật in lụa cũng không ngoại lệ. Nguyên lý hoạt động của in lụa dựa trên sự thẩm thấu mực.
Khi mực được đưa vào khung in thì sẽ được thông qua bộ phận xử lý là một lưỡi dao cao su. Qua áp lực của dao gạt sẽ tác động lên một phần mực in để mực được thấm qua lưới và in lên vật liệu. Tuy nhiên, để vật liệu được in lên có hình ảnh và kiểu dáng như mong muốn thì bạn cần phải chuẩn bị những vật liệu này từ trước đó.
Hầu hết những nhà máy kinh doanh, sản xuất vật liệu như vải, mặt đồng hồ hay các sản phẩm được làm từ kim loại,… đều sử dụng kỹ thuật in lụa. Tuy nhiên, với công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay thì phương pháp in lụa thủ công dần được thay thế bằng máy móc.
Quy trình in lụa
Để cho ra những sản phẩm đẹp mắt, phong phú khi sử dụng kỹ thuật in lụa thì cần thực hiện đúng quy trình:
Bước 1: Phân tích file thiết kế
Trước khi tiến hành in lụa thì những người thợ sẽ bắt đầu với việc phân tích file thiết kế. Hầu hết, những sản phẩm in lụa sẽ được thiết kế đơn sắc để có chất lượng tốt nhất. Với mỗi một màu, máy in sẽ cho ra 1 bản phim có tính chất trong suốt. Khi thiết kế và gia phim thì bạn nên sử dụng Corel Draw hoặc Ai.
Bước 2: Chuẩn bị khuôn in
Đầu tiên, cần chuẩn bị một khuôn in lưới để làm khuôn. Sau đó, sử dụng keo chuyên dụng trong phòng tối để tráng kín khung lưới và đem đi sấy khô. Tiếp đến, tiến hành chụp phim bằng đèn hoặc phơi dưới nắng mặt trời. Sau khoảng 1-3 phút thì lấy khuôn ra và xịt nước khuôn in.
Bước 3: In trên sản phẩm
Để sản phẩm được in chuẩn từng chi tiết thì bạn cần trải phẳng và cố định vật liệu in. Tiếp đó, đặt khuôn vào vị trí cần in và dùng gạt mực để kéo mực in cho đều. Lặp đi lặp lại tương tự với các màu khác.
Trên đây là những giải đáp về in lụa là gì cũng như kỹ thuật, nguyên lý hoạt động, quy trình sản xuất của phương pháp. Chắc rằng qua bài viết các bạn cũng đã có cho mình câu trả lời về in lụa là gì đúng không nào.