Đồng hồ cơ được coi là một loại đồng hồ đẳng cấp, có thể hoạt động tốt trong một thời gian dài mà không cần sự trợ giúp của bất kỳ nguyên liệu nào. Thế nhưng có có rất ít người thực sự hiểu đồng hồ cơ là gì cũng như cơ chế hoạt động của nó. Có rất nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh chiếc đồng hồ này. Vậy hãy cùng trả lời những câu hỏi đó ngay trong bài viết dưới đây!
Đồng hồ cơ là gì?
Đồng hồ cơ (Mechanical Watch) là những chiếc đồng hồ được vận hành bằng cơ – các năng lượng hoạt động hoàn toàn tồn tại dưới dạng cơ năng. Khác với đồng hồ Quartz, đồng hồ máy cơ không hoạt động bằng pin, không tự sản sinh ra năng lượng điện từ để hoạt động, hay sử dụng lượng năng lượng từ ánh sáng,… mà chỉ dựa hoàn toàn vào cơ chế chuyển động đơn thuần để tạo ra năng lượng.
Bộ máy của đồng hồ cơ được gọi là Mechanical Watch Movement. Đây cũng là điểm đặc biệt tạo nên giá trị của đồng hồ cơ. Các linh kiện trong bộ máy rất nhỏ và tinh vi. Chúng hoạt độ dựa trên nguồn năng lượng sản sinh ra từ dây cót. Máy của đồng hồ cơ rất bền, có thể sử dụng lên đến hàng chục, hàng trăm năm.

Phân loại đồng hồ cơ
Giờ thì bạn đã hiểu đồng hồ cơ là gì rồi chứ? Vậy giờ hãy cùng nghiên cứu xem đồng hồ cơ được phân thành mấy loại nhé. Đồng hồ cơ được chia làm 2 loại chính gồm đồng hồ lên dây cót bằng tay và đồng hồ tự động.
- Đồng hồ lên dây cót bằng tay còn được gọi là Hand Winding hay Manual Wind. Đây là loại cổ điển nhất. Bạn cần phải vặn núm 15 – 20 vòng mỗi ngày để lên cót đủ năng lượng cho đồng hồ hoạt động liên tục.
- Đồng hồ tự động (automatic watch, self-winding watch) hoạt động dựa trên việc chuyển động cánh tay của người đeo. Bạn chỉ cần đeo khoảng 8 tiếng một ngày là sẽ sinh ra đủ năng lượng cho đồng hồ chạy khoảng 1 ngày.
Bản thân đồng hồ tự động còn phân làm 2 loại nữa là tự động (chỉ đeo mới chạy) và bán tự động (đeo lên tay hoặc lên dây cót thủ công đều được). Hiện nay các dòng đồng hồ Automatic trên thị trường phần lớn đều là đồng hồ bán tự động.
Cấu tạo đồng hồ cơ
Muốn biết đồng hồ cơ là gì thì bạn cần biết cấu tạo của đồng hồ cơ. Đồng hồ cơ có khá nhiều loại khác nhau và được tạo nên từ nhiều linh kiện nhỏ. Tuy nhiên hầu hết đều được cấu tạo với 5 bộ phận chính là:

- Dây cót: Đây là bộ phận tạo nên năng lượng cho đồng hồ cơ. Dây cót sẽ tiếp nhận năng lượng, tích trữ năng lượng và chuyển dần đến các bánh răng giúp đồng hồ hoạt động.
- Các bánh răng truyền động: Bánh răng chịu trách nhiệm truyền năng lượng từ dây cót đến các bộ phận khác.
- Bộ hồi: Là nhóm linh kiện đảm nhiệm vai trò tiếp nhận năng lượng từ bánh răng truyền động đến các bộ dao động. Ngoài ra, chúng còn tiếp nhận các năng lượng đã được phân bổ đều đặn về từ bộ dao động để truyền cho nhóm bánh răng giờ phút giây.
- Bộ dao động: Giúp điều tiết năng lượng giúp kim đồng hồ chuyển động đều đặn mỗi phần nhỏ của giây.
- Nhóm bánh răng giờ phút giây: Tiếp nhận năng lượng từ bộ hồi và chuyển động đều đặn theo thứ tự bánh răng giây – bánh răng phút – bánh răng giờ.
Cơ chế hoạt động của đồng hồ cơ là gì?
Đồng hồ cơ chạy bằng năng lượng sinh ra từ dây cót. Theo đó, nó sẽ hoạt động dựa trên định luật bảo toàn năng lượng và tuân theo cơ chế sau:
Năng lượng sau khi được nạp vào đồng hồ sẽ làm dây cót dần bung ra tạo nên một lực kéo. Chính lực kéo này khiến các bánh răng chuyển động. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (bộ hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp. Trục của các bánh răng được kết nối với kim chỉ thời gian giúp hiển thị lên giờ phút giây.
Thật thú vị phải không nào? Giờ thì bạn đã biết đồng hồ cơ là gì rồi chứ? Mặc dù đồng hồ cơ có giá khá đắt đỏ và cũng đòi hỏi người dùng thường xuyên bảo dưỡng, sử dụng đúng cách. Tuy nhiên giá trị của mà nó mang lại thì không có bất kỳ loại đồng hồ nào có thể so sánh được. Đồng hồ cơ mang giá trị trường tồn theo thời gian, giúp bảo vệ môi trường và tạo nên đẳng cấp cho người dùng.