CSR là một khái niệm còn mới ở Việt Nam nên nhiều người khi nghe đến cụm từ viết tắt này vẫn còn lạ lẫm. Tuy nhiên, cụm từ này đã phổ biến ở nước ngoài từ lâu, nhất là những nước phát triển. Vậy CSR là gì? nó được sử dụng khi nào? ở đâu và dành cho ai?
CSR là gì?
CSR (Corporate Social Responsibilities) là “trách nhiệm xã hội doanh nghiệp”. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm bảo vệ quyền lợi và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, thu hẹp khoảng cách nhân viên, chống tham nhũng, bảo vệ môi trường và vì lợi ích cộng đồng.
Vậy CSR là gì? qua phân tích trên ta có thể hiểu đơn giản CSR là cam kết của doanh nghiệp về đạo đức kinh doanh và những đóng góp của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế bền vững, đóng góp cho cộng đồng, xã hội.
CSR – Corporate Social Responsibilities
Hình thức của CSR có thể là đầu tư hay hoạt động từ thiện đơn thuần. Tùy vào động cơ của từng doanh nghiệp mà cách thức và hình thức sẽ khác nhau. Nếu doanh nghiệp xuất phát từ hoạt động từ thiện đúng nghĩa thì việc triển khai sẽ nằm trong phạm vi nội bộ.
Tiêu chuẩn ISO về CSR
Không giống như các tiêu chuẩn ISO khác, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã phát hành một bộ tiêu chuẩn tự nguyện vào năm 2010 giúp các công ty thực hiện trách nhiệm xã hội hiệu quả. Trong đó, ISO 26000 đã cung cấp, hướng dẫn doanh nghiệp, chỉ rõ trách nhiệm xã hội là gì. Khi doanh nghiệp hiểu được các nguyên tắc của CSR là gì thì sẽ dễ dàng chuyển nó thành hành động hiệu quả.
Tiêu chuẩn ISO 26000 được các bên từ khắp nơi trên thế giới thể hiện sự đồng thuận cùng phát triển. ISO 26000 bao gồm tất cả các loại hình tổ chức hay hoạt động, quy mô lớn, nhỏ mà doanh nghiệp thực hiện.
Vai trò của CSR là gì đối với doanh nghiệp?
Khi CSR là hoạt động từ thiện thì doanh nghiệp sẽ tạo được sự tin tưởng từ nhân viên. Những hoạt động này giúp nhân viên trong công ty cảm thấy hài lòng về nơi mình làm việc vì họ sẽ thấy doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho xã hội. Những người nhận được sự giúp đỡ cũng sẽ biết ơn và có được hảo cảm với doanh nghiệp đó.
CSR là gì? có quan trọng với doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp cũng sử dụng CSR như một cách truyền thông gián tiếp cho mình. Sử dụng kênh truyền thông đại chúng để bảo vệ danh tiếng và gia tăng vị thế của mình trên thị trường. Qua đó chiến dịch PR thương hiệu của doanh nghiệp được cải thiện. Khiến người tiêu dùng có tình cảm một cách tự nhiên với thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp.
Nhờ vào các kênh truyền thông mà doanh nghiệp sẽ thu hút được nhà đầu tư để phát triển những hạng mục đó. Tạo nên một văn hóa lành mạnh mới trong môi trường thương mại. Hình thành trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội, người lao động, người tiêu dùng và môi trường chứ không phải chỉ là lợi ích của riêng cá nhân nào.
Qua những lợi ích trên ta có thể biết được CSR là gì đối với doanh nghiệp? Chính là một lợi thế lớn khiến doanh nghiệp được nhiều người tiêu dùng lựa chọn, thu hút các nguồn vốn đầu tư.
Những cách truyền thông CSR hiệu quả
Để mọi người có thể hiểu được giá trị của CSR là gì, các doanh nghiệp thực hiện CSR mang lại lợi ích gì thì ta có thể thực hiện 3 cách sau:
- Phát triển chính sách cho nhân viên
Một trong những lý do để thu hút người lao động là phúc lợi và chính sách. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách cởi mở dành cho nhân viên để cả 2 phía cùng phát triển. Khi đội ngũ nhân viên có những phản hồi tốt về doanh nghiệp của mình thì hình ảnh của đơn vị sẽ tự nhiên được mọi người đánh giá cao hơn.
- Truyền bá kiến thức chuyên môn đến mọi người trong xã hội
Muốn khách hàng tin dùng sản phẩm của mình thì doanh nghiệp phải cung cấp những thông tin chuyên môn để mọi người hiểu. Các doanh nghiệp phải biết tận dụng và biến những kiến thức chuyên môn thành những thông tin hữu ích, cho người dùng dễ hiểu.
- Thân thiện với môi trường
Doanh nghiệp và sự thân thiện với môi trường
Mục tiêu phát triển chung của nhân loại là phát triển hướng đến môi trường thân thiện. Tất cả mọi người trên thế giới đều sẽ có được thiện cảm khi doanh nghiệp bạn làm được điều này. Thực tế nhiều khách hàng luôn hướng tới những địa điểm “xanh” khi đi du lịch hay khu vực sinh sống. Đó là môi trường có nhiều cây xanh, sử dụng những thiết bị tiết kiệm, thân thiện với môi trường,…
Trên đây là lời giải đáp CSR là gì? và những thông tin hữu ích liên quan đến cụm từ này. Ở Việt Nam những hoạt động CSR cũng đang được các doanh nghiệp thực hiện mạnh mẽ hơn. Thay vì chỉ biết đến lợi nhuận thì các doanh nghiệp đang hướng tới lợi ích nhân văn hơn, góp phần xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững.