Cũng giống như các lĩnh vực khác, bưu cục trong hệ thống vận chuyển được chia làm nhiều cấp khác nhau. Việc phân chia cấp độ này sẽ giúp việc quản lý và vận hành dễ dàng hơn. Vậy có bao nhiêu loại bưu cục các cấp và các bưu cục này được phân biệt như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết giúp bạn trả lời những câu hỏi này.
Khái niệm bưu cục các cấp
Trong một hệ thống vận chuyển sẽ có sự hỗ trợ của các bưu cục. Tùy vào quy mô hoạt động và chức năng của bưu điện mà bưu cục được mở ra với số lượng tương ứng. Mỗi bưu cục là một yếu tố quan trọng giúp đẩy mạnh chức năng của bưu điện nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Về cơ bản, bưu cục được chia thành cấp 1, cấp 2 và cấp 3.

Bưu cục cấp 1
Bưu cục cấp 1 là loại bưu cục có nhiều chức năng nhất. Bưu cục cấp 1 được hình thành tại trung tâm tỉnh/ thành phố, chịu trách nhiệm khai thác bưu gửi nội tỉnh, thành phố hoặc khu vực. Tùy theo quy mô và nhu cầu sử dụng mà bưu cục sẽ được tổ chức với số lượng nhất định để đáp ứng người dùng.
Tại bưu cục cấp 1, hệ thống nhân sự và trang thiết bị được trang bị đầy đủ nhằm phục vụ tất cả chức năng mà loại bưu cục này mang lại.
Bưu cục cấp 2
Bưu cục cấp 2 được hình thành tại trung tâm quận/ huyện, chịu trách nhiệm khai thác bưu gửi nội quận/ huyện. Cũng giống như bưu cục cấp 1, số lượng bưu cục cấp 2 cũng được quyết định phụ thuộc vào tình hình sử dụng dịch vụ của các khu vực này. Do phạm vi quản lý thấp hơn nên bưu cục cấp 2 chỉ đảm nhiệm một số chức năng thuộc phạm vi quận/ huyện. Tuy nhiên nó cũng đã đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của người dùng tại khu vực này.
Bưu cục cấp 3
Bưu cục cấp 3 được hình thành tại các cụm cư dân và chịu trách nhiệm khai thác bưu gửi tại các cụm dân cư này. Bưu cục cấp 3 có quy mô nhỏ và vừa nên chức năng còn khá hạn chế, các dịch vụ được cung cấp không nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng các dịch vụ cấp cao hơn thì vẫn có thể gửi yêu cầu tại bưu cục cấp 3. Họ sẽ phụ trách tiếp nhận và chuyển lên cấp quản lý cao hơn để thực hiện dịch vụ mà bạn yêu cầu.
Dịch vụ cấp 3 là đơn vị tổ chức căn bản nhất. Ngoài một số dịch vụ cơ bản tại cụm dân cư thì nó còn có nhiệm vụ hỗ trợ, giảm tải cho bưu cục cao hơn. Bên cạnh đó, dưới bưu cục cấp 3 thì còn có các cấp nhỏ hơn. Đó là điểm bưu điện – văn hóa xã, đại lý bưu điện, kiot, thùng thư công cộng độc lập. Các điểm này cũng có một số chức năng nhất định và giúp bạn gửi yêu cầu lên các bưu cục cấp trên.
Có thể thấy, việc phân chia ra bưu cục các cấp là hoàn toàn cần thiết. Việc này không những gia tăng chất lượng phục vụ mà còn dễ dàng hơn trong quá trình kiểm soát phải không nào?
Phân biệt bưu cục các cấp
Để phân biệt thì ta có thể dựa trên khái niệm đã đưa trên. Theo đó, có một số tiêu chí cơ bản giúp việc phân biệt trở nên dễ dàng hơn. Đó là:

- Quy mô: Theo thứ tự, quy mô bưu cục cấp 1 là lớn nhất, sau đó đến cấp 2 và cấp 3.
- Mạng vận chuyển: Mạng đường thư cấp 1 thực hiện vận chuyển giữa các trung tâm khai thác vùng với các trung tâm khai thác tỉnh. Mạng cấp 2 thực hiện vận chuyển giữa các trung tâm khai thác tỉnh và các huyện. Còn mạng đường thư cấp 3 chịu trách nhiệm khai thác giữa các huyện và các cụm dân cư.
- Dịch vụ: Bưu cục cấp 1 có dịch vụ đa dạng nhất. Càng về dưới thì các bưu cục càng có ít dịch vụ và đảm nhiệm ít chức năng hơn.
- Cơ sở vật chất: Tùy theo quy mô và chức năng mà bưu cục sẽ được trang bị cơ sở vật chất, nhân sự cho phù hợp.
Theo đó, việc phân biệt bưu cục các cấp thật dễ dàng phải không nào? Tùy theo nhu cầu và dịch vụ cần dùng mà bạn hãy chọn loại bưu cục cho phù hợp nhé!